Thứ Bảy, 3 tháng 2, 2018

Xét nghiệm bệnh lậu là làm những gì và có đau không?

Xét nghiệm bệnh lậu là một hình thức xét nghiệm được thực hiện để kiểm tra mẫu dịch hoặc nước tiểu để xem có vi khuẩn lậu Neisseria gonorrhoeae là tác nhân gây ra nhiễm trùng trong cơ thể hay không. Các xét nghiệm này được sử dụng để sàng lọc hoặc xác nhận bị nhiễm bệnh lậu. Vậy xét nghiệm bệnh lậu là làm những gì và có đau không? Hãy cùng các bác sĩ chuyên khoa của phòng khám đa khoa Thủ Dầu Một phân tích thông qua bài viết dưới đây nhé!

>>> Tham khảo thêm: Một số bệnh thường gặp ở bộ phận sinh dục nam nguy hại nhất

Xét nghiệm bệnh lậu có gây đau đớn không vậy?


- Tiến hành xét nghiệm là thu thập mẫu dịch từ niệu đạo, hậu môn, hoặc trực tràng có thể gây ra sự khó chịu hoặc đau nhẹ.

- Với trường hợp lấy mẫu từ cổ tử cung có thể gây khó chịu nhẹ. Đa số phụ nữ  cho rằng thủ thuật này có cảm giác tương tự như xét nghiệm Pap hoặc khám khung chậu. Còn một số chị em gái cảm thấy như bị chuột rút nhẹ trong khi đầu dò nằm bên trong âm đạo.

- Bệnh lậu ở mắt thì không đau  trừ khi mí mắt có vết loét.

- Thu mẫu nước tiểu không gây ra bất kỳ sự khó chịu nào.

>>> Xem thêm: Địa chỉ xét nghiệm bệnh lậu ở đâu an toàn và chính xác nhất?

Đa khoa Thủ Dầu Một thực hiện xét nghiệm bệnh lậu chuẩn xác nhất
Đa khoa Thủ Dầu Một thực hiện xét nghiệm bệnh lậu chuẩn xác nhất


Xét nghiệm bệnh lậu là làm những gì?


Xét nghiệm bệnh lậu là cách thức để chuẩn đoán chính xác nhất cho thắc mắc bạn có bị nhiễm căn bệnh xã hội lậu hay không, thông thường các chuyên gia sẽ tiến hành làm những xét nghiệm bên dưới đây:

- Xét nghiệm kháng nguyên: bao gồm xét nghiệm kháng nguyên lậu khuẩn và xét nghiệm Fluorescence

- Xét nghiệm trực tiếp: thường áp dụng cho đối tượng mắc bệnh lậu đơn thuần, các bác sĩ sẽ lấy chất bài tiết từ niệu đạo của bệnh nhân, nhuộm bệnh phẩm, soi thấy vi khuẩn bắt màu gram (-) nằm trong và ngoài là bạch cầu đa nhân.

- Xét nghiệm bằng phương pháp nuôi cấy: Phương pháp này khá nhạy cảm với bệnh nhân lậu không có triệu chứng hoặc có triệu chứng ở mức độ nhẹ, không rõ ràng. Lậu cầu khuẩn nuôi cấy là một trong những minh chứng chính xác để chẩn đoán bệnh.

- Xét nghiệm tính nhạy cảm: Sau khi nhận được kết quả dương tính từ nuôi cấy, bác sĩ sẽ tiếp tục cho thử nghiệm phản ứng với thuốc. Kiểm tra tính nhạy cảm bằng phương pháp khuếch tán hoặc có thể xác định nồng độ kháng khuẩn rất nhỏ (MIC) bằng phương pháp Agar pha loãng.

>>> Có thể bạn quan tâm: Một số loại thuốc kháng sinh chữa bệnh lậu hiệu quả hiện nay

- Nhuộm Gram: Phương pháp nhuộm Gram được thực hiện trên mẫu dịch lấy từ cổ tử cung hoặc dương vật của bệnh nhân. Khi cho chất lỏng lan truyền trên lam kính và dùng thuốc nhuộm để nhuộm màu sẽ xác định được sự tồn tại của vi khuẩn lậu. Nhuộm Gram thường đưa ra kết quả chính xác khi thực hiện trên mẫu dịch lấy từ cổ tử cung.

- Xét nghiệm khuếch đại acid nucleic: Phương pháp xét nghiệm khuếch đại acid nucleic được thực hiện trên mẫu chất lỏng hoặc nước tiểu lấy từ khu vực nhiễm bệnh của bệnh nhân. Phương pháp xét nghiệm này bao gồm sao chép khuếch đại qua trung gian (TMA) và phản ứng dây chuyền polymerase (PCR), giúp phát hiện ra vật di truyền (ADN) của vi khuẩn lậu.

Có rất nhiều trường hợp việc xét nghiệm bệnh lậu phức tạp, các bác sĩ sẽ phải thực hiện rất nhiều các xét nghiệm kết hợp với những thông tin về các triệu chứng của bệnh và tiền sử quan hệ tình dục mà người bệnh cung cấp để đưa ra kết luận cuối cùng.

Một số triệu chứng bệnh mà người bệnh có thể gặp phải như: tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu đau, tiểu khó, có dịch mủ chảy ra từ niệu đạo. Khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng, người bệnh có thể sẽ có hiện tượng xuất hiện “giọt sương mai” vào mỗi buổi sáng sớm.


Trên đây là những thông tin về Xét nghiệm bệnh lậu là làm những gì và có đau không?. Nếu như bạn đọc còn thắc mắc có thể liên hệ ngay với chúng tôi qua số điện thoại 0908 522 700 (Zalo) để đội ngũ chuyên gia của chúng tôi có thể giải đáp cho bạn.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét